Để có thể tự cài hackintosh bạn cần phải có Kiến thức trước khi cài hackintosh cơ bản để bạn có cái nhìn tông quan các hướng cài đặt hợp lý nhỉ hơn đỡ mất nhiều thơi gian hơn
Trước khi cài hackintosh bạn thử xem bạn thuộc trường hợp nào nhé
Trường Hợp 1: Nếu bạn không quá ham mê vọc vạch và chỉ muốn được trải nghiệm macOS, bạn có thể mượn bạn bè để rờ mó… mình đùa thôi. Bạn nên xem xét mua REALMAC, nó luôn là lựa chọn hoàn hảo với điều kiện nếu kinh tế đủ đáp ứng ví giá của 1 máy chạy macOs cũng phải tầm 1000USD trở lên.
Trường hợp 2: Nếu bạn có điều kiện kinh tế kém hơn những người ở trên và máu lửa muốn sử dụng hackintosh, bạn vẫn còn lựa chọn ưu tiên tiếp theo đó là thuê người cài hackintosh với mức phí tại thời điểm tôi viết bài là khoảng 300-500k. Có thể bạn có sẵn máy và thuê người đến cài, hoặc liên hệ trước để tư vấn build máy tính trước khi cài (đối với Desktop PC).
hoặc tư vấn lựa chọn dòng sản phẩm Laptop sao cho phù hợp nhất. Có thể sẽ tốn thêm một chút phí nâng cấp hoặc thay thế phần cứng để có một cỗ máy hoàn hảo. Một máy hackintosh được cài hoàn chỉnh sẽ có trải nghiệm gần như 100% như REALMAC với giá tiền có thể chỉ bằng 1/3 hoặc 1/4.
Nếu bạn đã qua được 2 trường hợp trên chứng tỏ bạn còn máu hơn cả, đó là tự cài hackintosh. Lại có 2 trường hợp tương tự phần trên:
- Build một dàn Desktop hoặc mua một chiếc Laptop có cấu hình phần cứng hỗ trợ tốt nhất để cài hackintosh
- Tận dụng một máy tính sẵn có, may mắn thì phần cứng sẽ hỗ trợ tốt, hoặc bạn phải khá vất vả để khiến cho nó được hoạt động (bằng việc Patch DSDT/SSDT/kext chẳng hạn…) – Hưỡng dẫn kiểm ra phần cứng có phù hợp cài hackintosh
Để có thể tự cài đặt hackintosh bạn cần phải có kiến thức cơ bản về máy tính, ít nhất bạn nên biết cài win uefi. Trong blog này sẽ chỉ nói về cài hackintosh chuẩn uefi-gpt mà thôi, không support legacy. Bạn nào biết rồi thì có thể bỏ qua đọc bài viết khác.

Bắt đầu tìm hiêu Legacy – UEFI, MBR – GPT
Các phiên bản macOS gần đây chỉ hỗ trợ chuẩn UEFI – GPT trên máy tính. Còn chuẩn Lagacy – MBR sẽ không được Support. Bạn hãy lưu ý điều này và kiểm tra xem máy tính của tôi có hỗ trợ UEFI – GPT không trước khi thực hiện cài Hackintosh trên Laptop, PC.
Nếu bạn đang thắc mắc chuẩn UEFI – GPT, Lagacy – MBR là gì? Đã có bài viết chia sẻ chi tiết về phân biệt sự khác nhau giữa MBR với GPT và LEGACY với UEFI các bạn có thể ghé đọc qua. Ở đây sẽ nêu ra chi tiết một số vấn đề cơ bản như sau:
- MBR và GPT là hai chuẩn quản lý thông tin phân vùng trên máy tính hiện nay.
- GPT được phát hành trong thời gian gần đây, là một sự nâng cấp so với MBR.
- Legacy BIOS và UEFI là các phần mềm hệ thống kiểm tra các thiết bị vào ra trên máy tính của bạn
- UEFI cho tốc độ khởi động máy tính nhanh hơn Legacy
- GPT chỉ được support trên UEFI còn MBR thì không.
Nhiều thông tin chi tiết cũng như cách kiểm tra máy tính có hỗ trợ chuẩn UEFI – GPT không? chi tiết trong bài biết nhé
Cài Windows GPT – UEFI
Cần phải biết cài win uefi, biết setup bios. Cài hackintosh rất dễ hỏng win nên bạn cần biết để còn cài lại. Bạn vui lòng đọc bài viết sau
Những lưu ý cần khi muốn cài macOS (Hackintosh) lên máy Windows đang sử dụng
VIệt đầu tiên tôi khuyên là lên backup toàn bộ dữ liệu quan trọng của bạn đang sử dụng trên Window vì lí do nói trên việc cài hackintosh cho người mới có thể dẫn đến việc bị lỗi win là điều khó tránh
Những bộ cài mới hiện nay đều hỗ trợ dual boot giữa Windows và macOS, bạn không cần phải xóa phân vùng Windows đang có trên máy tính. Bạn chỉ cần dọn dẹp và đảm bảo có khoảng vài chục GB ổ trống, thu nhỏ phân vùng Windows rồi cài macOS từ USB, bạn sẽ format được phần trống làm ổ đĩa cho macOS.
Nhưng theo kinh nghiệm Hackintosh của tôi cũng như tham khảo ý kiến nhiều anh em khác trên diễn đàn, thì việc chia ổ hiện tại ra dễ gây lỗi khi cài macOS. Cách tốt nhất và an toàn nhất là kiếm thêm ổ cứng thứ hai, có thể là trong laptop hay gắn trên desktop gì đấy, xóa sạch hết ổ này rồi cài Hackintosh lên.
Một số thuật ngữ cở bản trong hackintosh
- Clover là một bootloader để có thể chạy macOS, đây là thành phần quan trọng nhất trong hackintosh. Clover sẽ đánh lừa macOS răng đây là cái real mac và macOS sẽ chạy. Các hệ điều hành đều có bootloader riêng của nó, windows có windows bootloader, linux có grub, …
- Kext là driver ở trong macOS. Trong macOS không có khái niệm driver mà thay vào đó là kext.
- config.plist là file cấu hình, thiết lập của clover bạn đây sẽ là file cần chỉnh sửa nhiều nhất để có thể boot vào macOS.
- DSDT/SSDT là các bảng giao thức điều khiển thiết bị, được lưu trong BIOS/UEFI của máy. DSDT, SSDT mô tả các thiết bị có trong máy, và cung cấp các hàm vận hành thiết bị. Các thiết bị, hàm này sẽ được sử dụng bởi driver trong các hệ điều hành như Windows, OS X, Linux để điều khiển thiết bị. Nếu không có các bảng này, hệ điều hành sẽ không thể vận hành được.
- Patch DSDT/SSDT là chỉnh sửa DSDT/SSDT để Hackintosh có thể nhận diện phần cứng và hoạt động đúng cách. macOS chỉ hỗ trợ các phần cứng do Apple quy định. Các thiết bị, hàm vận hành trong DSDT trên máy Mac được tối ưu hóa cho hệ điều hành, với những quy định chặt chẽ. Trên hệ thống Hackintosh, một số thiết bị như card đồ họa, âm thanh, pin không hoạt động, vì bảng DSDT trên máy không tuân theo chuẩn của macOS.
Còn đây là chi tiết những Các thuật ngữ gặp khi học thêm Kiến thức cài hackintosh khác để có thể lên được trình độ master trong việc cài hackintosh
Cuối cùng trước khi cài hackintosh cần Tìm cho mình một cách chơi riêng:
Hackintosh là một chủ đề rộng, cộng đồng chơi không nhiều nhưng vẫn có một lượng đông đảo với khả năng thượng vàng hạ cám, mỗi người có cách chơi khác nhau. Tuy nhiên chúng ta nên tìm cho mình một lối đi tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân. Sao cho thuận tiện tìm hiểu trao đổi thì không nên nhờ các cao nhân tư vấn cách sửa lỗi này nọ khi bạn không dùng phương pháp cài giống họ, họ sẽ không kiểm soát được bạn đang làm gì và tư vấn của họ khả năng cao là sẽ không giải quyết được vấn đề, sẽ rất mất thời gian vô ích cho cả 2 bên.
Trên Internet hiện tại đang có rất nhiều bài hướng dẫn làm theo kiểu ăn gỏi, đó là sử dụng những bản os được sửa sẵn vào os gốc (Distros như Niresh chẳng hạn) tiềm ẩn nhiều nguy cơ – Không nên sử dụng để đi lâu dài vì bạn sẽ không được support ở đa số cộng đồng. Vì hackintosh cần được tuỳ biến theo mỗi máy, không thể có một bản cho mọi máy (kiểu như các bản ghost đa cấu hình ấy).
Cách khuyên dùng đó là CÀI SẠCH:
- Patch DSDT/SSDT, config, kext.
- Tạo usb cài từ bộ cài gốc tải từ appstore (máy mac thật hoặc máy ảo).
- Hoàn thiện sau khi cài.
Tiếp tục với series cài hackintosh -> Hướng dẫn chọn cấu hình cài Hackintosh #4
Thấy hay và hũu ích hãy share với mọi người cùng đọc nhé ! Xem thêm tại : luulam.dev